Hiện nay, công tác bảo đảm và chống hỏa hoạn phải được mỗi cá nhân trong toàn thể xã hội thực hiện một cách nghiêm túc. Dưới đây là các biện pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản mà bạn đọc cần nắm vững.
Biện pháp phòng cháy
Trong hoạt động kinh doanh sản xuất, cần tạo một môi trường không cháy và khó cháy bằng việc thay thế những nguyên vật liệu, các khâu sản xuất và môi trường từ đặc điểm dễ cháy trở thành không cháy và khó xảy ra cháy.
Cần ngăn chặn và triệt tiêu các nguồn nhiệt gây cháy, đồng thời có biện pháp quản lý tốt nguồn sử dụng nhiệt, nguồn lửa trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
Chú trọng việc lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy tự động, cần cách ly những chất có thể gây cháy và những máy móc thiết bị có khả năng sinh nhiệt khi hoạt động với nguồn lửa, nguồn nhiệt.
Cần hạn chế diện tích bảo quản chất cháy, diện tích sản xuất với thiết bị, máy móc tới mức cần thiết. Có thể ngăn chặn đường lây lan của lửa bằng cách xây dựng tường ngăn cháy hoặc các cửa ngăn để bao vành đai trống, lắp đặt các thiết bị chống cháy tràn lan.
Đây là phương pháp phòng cháy bằng việc cách ly oxy với chất cháy, tách rời chất cháy khỏi vùng cháy. Biện pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng những thiết bị chữa cháy đậy phủ lên bề mặt chất cháy, giúp ngăn chặn oxy có trong không khí với vật cháy. Bên cạnh đó, mọi người cần đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy. Bạn có thể sử dụng biện pháp cách ly bằng cách đậy cát, đậy chậu, vải bạt, bao tải, chăn, bọt chữa cháy.
Đây là phương pháp làm ngạt, dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy, giúp làm loãng nồng độ oxy cũng như hỗn hợp cháy đến mức chúng bị ngạt và không thể duy trì được sự cháy nữa. Với phương pháp này, bạn cần sử dụng các chất để làm loãng nồng độ oxy như khí CO2, nitơ bọt trơ.
Phương pháp này là việc sử dụng các chất chữa cháy cho khả năng thu nhiệt có nghĩa là làm giảm nhiệt độ đám cháy, làm chúng nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy, từ đó đám cháy sẽ tự tắt. Với cách này, các bạn cần đến các khí trơ lạnh như CO2, N2 và H2O.
Dưới đây là một số biện pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản đối với nhà ở:
Mỗi gia đình cần có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Bên cạnh đó, cần trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng để phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy CO2, các thiết bị chữa cháy cầm tay… Tất cả các thành viên trong gia đình phải học tập để sử dụng các dụng cụ chữa cháy được trang bị.
Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở gần những nơi đun nấu. Không nên dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy trong nhà ở, trong trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít, đảm bảo các biện pháp an toàn.
Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy và cách xa những vật dễ cháy.
Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ khác có xăng, dầu, chất lỏng… dễ cháy nếu để trong nhà ở phải cách xa khu vực bếp đun nấu, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.
Lắp thiết bị tự ngắt cho hệ thống điện chung của toà nhà, từng tầng và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, đồng thời khắc phục các hư hỏng có nguy cơ dẫn đến chạm chập, cháy nổ.
Khi sử dụng bếp điện, bếp gas, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già, sử dụng các thiết bị điện.
Nơi đun nấu của gia đình phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas thì cần phải có các biện pháp an toàn, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas.
Trước khi đi ra khỏi nhà, trước khi đi ngủ cần phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, đồng thời tắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết.
Khi xảy ra cháy, cần báo động cho mọi người xung quanh biết, bằng cách hô to, đánh kẻng… Đồng thời phải nhanh chóng tìm mọi cách ngắt nguồn điện nơi xảy ra cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ có sẵn để dập tắt đám cháy, ngăn chặn chống cháy lan. Thông báo bằng mọi cách nhanh nhất tới chính quyền, công an nơi gần nhất, gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo số 114 và đặc biệt, hãy phòng chống cháy nổ với các thiết bị báo cháy nhanh, báo cháy thông minh.