Trong thời gian gần đây, các sự cố hoả hoạn đang có chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân các vụ cháy chủ yếu do sự cố hệ thống điện, sơ xuất bất cẩn trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt... Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) hướng dẫn một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong hộ gia đình như sau.
Hoả hoạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, đòi hỏi công tác khắc phục đám cháy phải diễn ra nhanh chóng, linh động và kịp thời nhất.
1. Người dân không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ với số lượng ít nhất; ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt.
2. Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan; Xem xét lại hệ thống điện trong nhà, thường xuyên kiểm tra đường dây dẫn điện, các thiết bị bảo vệ như công tắc, cầu chì, aptomat. Kiểm tra các thiết bị tiêu thụ điện không để gần chất liệu dễ cháy như màn, rèm…
3. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện; bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.
4. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas.
5. Khi đun nấu phải có người trông coi; trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết; không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng.
6. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
7. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên; mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.
8. Tuyệt đối không sử dụng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong phòng kín vào những đợt rét đậm, rét hại.
9. Khi không may xảy ra cháy, nổ, người dân cần thực hiện các kỹ năng cơ bản dưới đây:
Không hoảng sợ, cần bình tĩnh suy xét. La to hoặc ấn chuông báo cháy để thông báo cho mọi người biết là có cháy xảy ra.
Ngắt điện, hoặc báo cho chi nhánh điện lực để cắt điện tại khu vực xảy ra cháy, nổ.
Nếu đám cháy còn nhỏ, mới phát sinh thì nhanh chóng sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ như: bình chữa cháy, nước, cát, chăn nhúng nước để dập tắt đám cháy.
Trong trường hợp không xử lý được đám cháy phải nhanh chóng thoát ra, bằng cách dùng khăn, vải, chăn màn thấm nước bịt kín mắt, mũi, miệng và bò sát mặt đất để thoát ra ngoài. Đóng cửa phòng bị cháy lại để ngăn khói và nguồn nhiệt thoát ra ngoài hạn chế không cho gió thổi vào tạo nguồn oxi gay cháy lan, cháy lớn. Gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp qua số điện thoại 114.
1. Dây dẫn điện trong nhà phải dùng dây có bọc cách điện chất lượng tốt, có tiết diện phù hợp với dòng điện của các thiết bị sử dụng.
2. Phải lắp cầu chì hoặc áp tô mát cho hệ thống điện chung tòa nhà, từng tầng, từng nhánh, từng thiết bị tiêu thụ công suất lớn và trước các ổ cắm điện. Dây chảy của cầu trì phải dùng dây chì đúng cường độ bảo vệ.
3. Không lắp đặt dây dẫn điện, bảng điện trên các vật dễ cháy như: Gỗ, giấy, mái lá, xốp cách nhiệt... để tránh dây điện chạm chập gây cháy. Các điểm nối phải đúng kỹ thuật, chắc, gọn, quấn băng keo cách điện.
4. Không dùng bàn là, bếp điện, thiết bị gia nhiệt bằng điện trở mà không có người trông coi.
5. Cấm dùng những vật dễ cháy làm chóa đèn.
6. Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị bệnh tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
7. Dây dẫn bọc cách điện khi xuyên tường, sàn, trần nhà… phải đặt trong ống cách điện. Nếu tường, vách ngăn, sàn, trần nhà.. bằng vật liệu dễ cháy thì ống phải bằng vật liệu không cháy (sành, sứ..) hoặc được ngăn bởi lớp vật liệu không cháy.
8. Trước khi đi ra khỏi nhà hoặc trước khi ngủ phải kiểm tra các thiết bị sử dụng điện, tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết./.
Ngoài ra, ở các hộ gia đình, chủ nhà nên lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy để kịp thời cảnh báo, phát hiện đám cháy và thực hiện các công tác phòng cháy chữa cháy hiệu quả nhất.
Tham khảo các thiết bị phòng cháy chữa cháy thông minh của công ty Phúc Đại An theo thông tin dưới đây bạn nhé!
Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ Phúc Đại An
Địa chỉ: Số 26 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: (024) 35655555
Email: phucdaianjsc@gmail.com